Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Hội nhập để phát triển


Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều Thoả thuận hoặc Điều ước quốc tế làm cơ sở tham gia một cách đầy đủ hơn vào quá trình hợp tác quốc tế, điển hình trong số đó là Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA), Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 11/2006 và sự kiện Quốc hội Mỹ thông qua Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam.

Theo các thoả thuận quốc tế, lĩnh vực ngân hàng - tài chính VN sẽ dần mở cửa theo các cam kết cụ thể. Trong khuôn khổ WTO, Việt Nam cam kết sẽ mở cửa thị trường tài chính với  dấu mốc là từ  ngày 1/4/2007 các Ngân hàng nước ngoài sẽ được thành lập Ngân hàng con tại Việt Nam…

Nhìn chung, cùng với quá trình hội nhập các hạn chế đối với tổ chức tài chính tín dụng quốc tế trong các giao dịch với các Công ty và cá nhân trong nước sẽ dần được bãi bỏ, thị phần của các NHTM Việt Nam có khả năng bị thu hẹp bởi các đối thủ nước ngoài, đặt các NHTM Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt.


Hội nhập là một xu thế tất yếu, nhận thức được điều đó, HABUBANK đã có nhiều giải pháp chuẩn bị để thích ứng được trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt mới như:

+  Habubank thực hiện tăng vốn điều lệ để nâng cao tiềm lực tài chính và đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, mạng lưới chi nhánh trực thuộc.

+ Habubank hợp tác, liên kết với các cổ đông chiến lược như Deutsche Bank, một trong những tổ chức tài chính quốc tế rất có uy tín đểtừng bước mở rộng mối quan hệ, thị trường cũng như thông qua đó tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, điều hành, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ.

+ Habubank nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

+ Habubank mở rộng nhanh hệ thống thanh toán và mạng lưới ...

+ Habubank hiện đại hoá công nghệ, nhất là triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống Core-banking ...

Tin liên quan
Habubank phòng chống rủi ro về uy tín
Thiết lập uy tín sau khi hết nợ xấu
Xã hội phát triển Habubank không ngừng đổi mới

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Habubank và SHB hợp nhất

Sau hợp nhất của các ngân hàng Sài Gòn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), nay việc sáp nhập ngân hàng Habubank đề giải quyết hết nợ xấu vào SHB chỉ còn chờ hoàn tất thủ tục và thời điểm công bố. Từ các thương vụ này, nhìn rộng ra toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam có thể khẳng định, hành động sáp nhập ngân hàng để từng bước tạo ra một hệ thống ngân hàng vững mạnh hơn, trong đó các thành viên đều có sức cạnh tranh thực sự và phát triển bền vững, là đúng đắn, thậm chí có thể nói đây là một mũi tên trúng hai đích.

Ngân hàng mới sau khi Habubank và SHB "về một nhà" sẽ có tên là NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có vốn điều lệ lên tới gần 9.000 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng với hơn 500.000 khách hàng và 5.000 nhân viên...

Cũng theo dự thảo sáp nhập, các chủ sở hữu cổ phần của Habubank sau khi sáp nhập vào SHB sẽ được hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1 cổ phần HBB bằng 0,75 cổ phần SHB. Tổng số cổ phần mà cổ đông HBB nhận khi hoán đổi sẽ được làm tròn theo nguyên tắc làm tròn xuống số nguyên gần nhất.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Nợ xấu của Habubank chỉ còn trong quá khứ

Sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. 


 Trong bản đề án, HĐQT Habubank đưa ra 6 cái lợi lớn ngoài việc Habubank không còn nợ xấu thì bên cạnh đó Habubank cũng như SHB sẽ đạt được nếu như thương vụ thành công.

Theo đó, thứ nhất, thỏa thuận này sẽ giúp 2 ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn.

Thứ hai, ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập.

Thứ ba, mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn.

Thứ tư, bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí.

Thứ năm, những điểm mạnh của SHB sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubankcó nhiều điểm mạnh để hỗ trợ SHB.

Thứ sáu, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của NHNN trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh do đâu?

Habubank - Những người làm công tác tín dụng vẫn thường đùa với nhau rằng “Cho vay là quyền của ngân hàng, nhưng trả nợ là quyền của khách hàng”. Quả thật, với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của ngành Ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ gặp rủi ro. Loại trừ các yếu tố khách quan thì nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng không phải là ít. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển thì các loại hình lừa đảo ngày càng tinh vi hơn mà chỉ cần một chút không cẩn thận của người làm công tác tín dụng cũng sẽ để lại hậu quả khôn lường.



Nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh do đâu?

Những nguyên nhân phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn mà công tác tín dụng thường gặp phải là:

Thứ nhất, về công tác thẩm định. Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như: kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định quá hời hợt của cán bộ tín dụng. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Cán bộ ngân hàng đôi khi còn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm. Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, thế là phát sinh nợ xấu. Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.

Thứ hai, là nguồn cung cấp thông tin. Thực sự, ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin về khách hàng. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tâm lý một số cán bộ muốn đẩy phần rủi ro cho ngân hàng khác bằng cách chỉ cung cấp thông tin tốt về khách hàng đó khi ngân hàng bạn hỏi thăm. Ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan khác như Thuế, Hải quan,... để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp. Trừ những doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần do yêu cầu phải kiểm toán cáo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống kế toán của chúng ta còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực của hệ thống kế toán thế giới. Thậm chí còn có doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai hệ thống kế toán, một luôn lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.